Bàn phím cơ dưới 1 triệu và trên 3 triệu đồng: Khác biệt thế nào?

Bàn phím cơ dưới 1 triệu và trên 3 triệu đồng: Khác biệt thế nào?

Câu trả lời ngắn gọn: Bàn phím giá rẻ có thể tốt, nhưng thường đòi hỏi sự "hy sinh" nhiều hơn.

Thị trường đang bị ngập lụt với các mẫu bàn phím mức giá dưới 50$ (khoảng 1,1 triệu đồng) từ các thương hiệu nhỏ như Redragon và Velocifire và các ông lớn hơn như Corsair.

Hãy để tôi tiết lộ kết luận cho bạn ngay bây giờ: có một số bàn phím khá tốt trong phạm vi giá này, nhưng bạn phải tự mình nghiên cứu kỹ vì giá rẻ tương đương với việc bạn chắc chắn sẽ phải hy sinh một số tính năng.

Bàn phím cơ dưới 1 triệu và trên 3 triệu đồng: Khác biệt thế nào?


Ví dụ, dòng sản phẩm Redragon Kumara có giá không đến 1 triệu, nhưng có cả LED RGB thật và 5 chế độ ánh sáng khác nhau - một tính năng hiếm gặp ở mức giá này. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể tùy chỉnh từng nắp phím (keycaps) và đèn LED sẽ mờ hơn một chút đỉnh so với những gì bạn sẽ tìm thấy trên các mẫu đắt tiền hơn. Dù sao thì vẫn khá tuyệt khi tìm thấy một sản phẩm hay ho như thế này trong phân khúc giá rẻ.

Bàn phím được chế tạo khá chắc chắn, và các nắp phím được in bằng quy trình in 2 lớp (double shot) nên sẽ bền màu hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng switch Outemu Blue cấp thấp (dạng clicky) và không có sự lựa chọn Brown hoặc Red với cảm giác tuyến tính (linear) thay thế cũng là một điểm trừ. Trên thực tế, switch Brown và Red thường ít xuất hiện ở bàn phím giá rẻ so với Blue.

Switch Outemu không tệ, nhưng những switch Blue của Outemu kêu to hơn so với các phiên bản tương tự của Cherry, và một số người dùng phàn nàn rằng các switch giá rẻ cho một cảm giác "không nhất quán" khi sử dụng - có nghĩa lực cần được tác động lên các phím sẽ không đồng đều. Quả thực, các phím có phần lung lay khiến cảm giác sử dụng không thật đã. Tuy nhiên, nắp phím được in đúc 2 lớp, có nghĩa là chúng được tạo ra với hai lớp nhựa và các chữ cái sẽ không bị mòn. Phông chữ thường được in theo kiểu cách điệu, hợp với game thủ, nhưng cũng tạo ra cảm giác rẻ tiền.

Ngoài ra, Gigabyte K83 cũng ở tầm giá dưới 1 triệu lại có nhiều tính năng thú vị. Thay vì dùng Outemu, chúng sử dụng switch Cherry MX chính hãng với 2 lựa chọn - hoặc Red hoặc Blue, tùy thuộc vào sở thích của bạn. Đổi lại, nó không có đèn nền, mặt phím dùng phương pháp in laser chất lượng kém nên dễ bay màu. Bàn phím này cũng chỉ có kích cỡ full, không có bản tenkeyless như Redragon.

Đây chỉ là hai ví dụ, nhưng bạn có thể thấy khi chọn mua sản phẩm giá rẻ hơn, bạn sẽ phải đánh đổi một số thứ, hoặc là dùng switch của các hãng kém tên tuổi, hoặc là thiếu tính năng hoặc độ bền kém hơn. Hãy đọc mô tả kỹ càng để biết mình sẽ nhận được gì!

Những lựa chọn bàn phím tầm trung chất lượng

Các bàn phím có thương hiệu sẽ đắt hơn, nhưng bạn nhận được giá trị vượt xa mức tiền. Bên cạnh các thương hiệu gaming vốn phổ biến hơn, người chơi phím cơ thường tìm đến những thương hiệu ít được biết đến nhưng lại có chất lượng cao như Filco, WASD, DAS và Ducky.


Bàn phím cơ dưới 1 triệu và trên 3 triệu đồng: Khác biệt thế nào?


Lấy ví dụ về bàn phím của Code tầm giá 150 USD, backplate thép khá nặng của nó mang lại sự chắc chắn, cảm giác gõ mượt trơn tru hơn hầu hết các dòng bàn phím khác - ngay cả những loại có cùng switch Cherry MX Blue. Thật khó để mô tả, cần bạn phải trải nghiệm để thực sự hiểu.

Tất nhiên, không chỉ dừng lại ở mức 150 USD, càng đào sâu vào nền văn hóa bàn phím cơ, bạn sẽ càng thấy nhiều dòng đắt hơn. Một số thêm kết nối Bluetooth, một số có vỏ nhôm và một số sử dụng các switch rất độc đáo mà bạn không thể dễ dàng tìm thấy ở dòng khác.

Suy cho cùng, các dòng sản phẩm giá cả phải chăng khá tốt, nhưng tiền nào của nấy. Giống như tai nghe và các lĩnh vực công nghệ khác, các dòng sản phẩm ngân ngân sách thấp mang đến niềm hạnh phúc muốn được khám phá. Nếu bạn mới bước chân vào thế giới bàn phím cơ, lựa chọn các bàn phím giá rẻ là cách khởi đầu khôn ngoan để hiểu về nhu cầu của mình, học được cách đối chiếu tính năng trước khi bước lên các phiên bản high-end.

Theo VnReview.vn

Đánh giá
Avatar